Bệnh Sỏi Thận

Sự hình thành sỏi thận:

Thận là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu, có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit – bazơ, điều chỉnh huyết áp. Một trong những chức năng rất quan trọng của thận là lọc máu, trong quá trình tạo ra nước tiểu thận bài tiết các chất thải như urê, acid uric và ammoniac. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài.
Do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ và có độ lắng đọng lớn, do đó các chất có trong nước tiểu điển hình là chất mang ion Ca2+ tích tụ kết tinh lại thành sỏi thận.
Quá trình tạo sỏi không có biểu hiện cụ thể, vì thế mọi người thường không biết mình mắc bệnh sỏi. Chỉ đến khi sỏi lớn gây đau đớn và đi tiểu ra sỏi mới biết.

Thận bị bệnh sỏi
Thận bị bệnh sỏi
Thành phần của sỏi: Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.


Triệu chứng của bệnh sỏi thận:

Triệu chứng của bệnh sỏi thận
Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.



Các phương pháp chữa sỏi thận:

Điều trị ngoại khoa:

Phẫu thuật mổ mở: Phương pháp này áp dụng khi sỏi có kích thước lớn, nhưng ngày nay người ta ít dùng do nhiều tai biến, thời gian hổi phục sau mổ lâu.
Tán sỏi: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.
Nội soi: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi

Điều trị nội khoa:

Uống thuốc tây: Khi sỏi còn nhỏ thì có thể uống thuốc, một trong những loại thuốc tốt mà tôi tâm đắc là Kim tiền thảo, được bán ở khắp các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Dùng thuốc namMột trong những cây thuốc có công dụng chữa sỏi thận rất tốt và dễ kiếm là: Kim tiền thảo, mã đềrâu ngô,… Tìm hiểu chi tiết về thuốc nam chữa sỏi thận Tại đây.

Thuốc nam chữa sỏi thận
Thuốc nam chữa sỏi thận


Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận:

1. Hạn chế ăn các loại thức ăn giàu canxi như: tôm, cua, chất giàu purin như nội tạng động vật,…
2. Uống nhiều nước: Uống từ 1.5 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hạn chế mắc bệnh sỏi thận, uống nước đến khi nào nước tiểu có màu trắng trong là đủ.
3. Ăn ít thịt động vật: Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
4. Ăn uống điều độ thực phẩm chứa calci (như: sữa, phomai…): Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như: bơ, phômai (khoảng 800-1.300mg calci). Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây mất cân bằng trong hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận, ngoài ra kiêng cữ thực phẩm chứa calci sẽ bị loãng xương.
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu calci từ ruột thì cần kiêng calci, nhưng không phải kiêng hoàn toàn, mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
5. Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalat: trà đặc, cà phê, sô cô la, bột cám, ngũ cốc, rau muống…
6. Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: những loại thức uống này chứa nhiều citrat giúp chống tạo sỏi.
7. Nên ăn nhiều rau tươi: giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
8. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Dịch vụ dang ky logo, quy trình dang ky thuong hieu, thủ tục dang ky ban quyen và các bước dang ky nhan hieu cho doanh nghiệp